Có nên để cỏ trong vườn không?

Đa số bà con hiện nay mặc định rằng cỏ là loài gây hại, không mang lại giá trị gì cho khu vườn. Và hàng ngày họ đang tốn công sức để tiêu diệt hết cỏ dại, làm sạch vườn. Nhưng thật ra cỏ dại mang lại rất nhiều lợi ích cho đất và cây trồng, sau đây là một số tác dụng của cỏ.



1. GIỮ ẨM

Đối với trường hợp cây con mới trồng sẽ không có sẵn cỏ để giữ mô vì vậy bà con tưới nước rất nhiều, lượng nước nhiều gây úng rễ còn phía trên đất sẽ bị khô, để xử lý tủ rơm hoặc trồng cỏ giữ mô trước.


2. CHỐNG XÓI MÒN

Cây sầu riêng làm mô khá cao, trong điều kiện mưa nhiều nước chảy mạnh kéo đất đi xuống làm vỡ kết cấu mô, khi có cỏ lớp đất ở mô sẽ được giữ lại.


3. HẠN CHẾ BỐC HƠI – RỬA TRÔI DINH DƯỠNG

Khi bà con để cỏ kín việc bốc hơi giảm, khi gặp áp lực mưa lượng phân dưới gốc được cỏ giữ lại rất tốt giúp bà con không cần rải lượng phân quá nhiều tiết kiệm được thêm chi phí.


4. KIỂM SOÁT SỰ LAN TRUYỀN SÂU BỆNH

 Khi vườn bà con xuất hiện dịch bệnh nếu không có cỏ, sâu bệnh sẽ tập trung tấn công cây trồng, khi có cỏ sự tấn công của sâu bệnh sẽ được phân tán đều ra cỏ giúp cây chia sẽ áp lực tấn công bởi sâu bệnh hại, trong điều kiện không phù hợp để tấn công cây sâu bệnh hại sẽ ẩn vào trong cỏ. Cỏ giúp phân tán tuyến trùng gây hại lên bộ rễ của cây, hạn chế các loại bệnh do tuyến trùng gây ra, tiết kiệm được chi phí phòng trừ bệnh.


5. DẤU HIỆU ĐỂ PHÁT HIỆN SÂU BỆNH

Khi cỏ có dấu hiệu bệnh bà con dễ phát hiện được cây trồng của mình sắp bị tấn công từ đó sử dụng thuốc để phòng trừ.


6. CÂN BẰNG SINH THÁI

Cỏ cũng là nơi cư trú của các loài côn trùng có lợi để diệt côn trùng gây hại. Sự cạnh tranh giữ côn trùng có hại và có lợi tạo sự cân bằng sinh thái cho vườn của bà con.


7. HỖ TRỢ CẢI TẠO ĐẤT – GIÚP ĐẤT THÔNG THOÁNG

Trong mùa khô cỏ chết đi tạo thông thoáng giúp oxi đi vào rễ. Rễ cỏ đưa nước và không khí vào trong lòng đất, giúp vi sinh vật hô hấp và sinh sống trong lòng đất. Từ đó giúp đất trở nên màu mỡ và có dinh dưỡng. Rễ cỏ đâm thẳng vào lòng đất, giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí.



8. NGUỒN DINH DƯỠNG HỮU CƠ MIỄN PHÍ

Cỏ dại cũng cần dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển nên sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ và cây trồng có diễn ra.


Tuy nhiên, tùy theo loại cỏ, chiều cao và sự phát triển cỏ sẽ lấy một phần dinh dưỡng từ lượng phân bón. Sau khi dọn vườn, dọn cỏ đó là nguồn hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, một số nhóm cỏ có tác dụng hỗ trợ đạm giúp cho cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng. Thân cành cỏ cắt phơi khô sau đó đắp trở lại gốc, hoặc bà con có thể xử lý với Trichoderma để phân hủy nhanh hơn và tạo điều kiện cho nấm vi sinh phát triển bảo vệ cây trồng tốt hơn.


9. CÂN BẰNG PH

Rễ cỏ, xác cỏ chết đi cải thiện hữu cơ trong đất rất tốt. Nó điều chỉnh được một phần pH đất. Ngoài ra, việc che phủ mặt đất giúp hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm cũng góp phần ổn định pH.


Lưu ý: Bà con nên hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ vì sẽ làm mất những tác dụng vừa nêu trên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cây trồng, tiêu diệt hết nguồn sống của côn trùng, đất dễ chảy tràn, xói mòn, mất độ ẩm và làm cây sốc nhiệt.


Cách làm cỏ: không cắt sát, chừa gốc cỏ với độ cao dưới 15cm.


Các loại cỏ nên dùng: rau trai, rau má, đậu dại (cỏ đậu) hoặc các loại cỏ bạn địa thân thấp.


Việc sử dụng thảm cỏ trong vườn sầu riêng là một phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên bà con nên biết cách chọn lọc, quản lý và tận dụng phù hợp thì cỏ dại hoàn toàn trở thành người bạn thân thiết cho vườn của chúng ta. Vì vậy bà con hãy tận dụng lợi ích mà cỏ mang lại nhé.

CẢM ƠN BÀ CON ĐÃ QUAN TÂM, CHÚC BÀ CON CÓ MỘT VỤ MÙA BỘI THU.


Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm