Quy trình chăm sóc sầu riêng mới trồng đúng kỹ thuật

Sầu Riêng là một loại cây rất khó tính có thể nói là nắng không ưa mưa không chịu nên trong thời gian đầu trồng dễ bị mắc bệnh dẫn tình trang cây chậm phát triển thậm chí chết cây. Nói chung là cây gì cũng vậy trồng thời gian đầu thì phải có một quy trình chăm sóc tốt thì cây mới khỏe mạnh vì vậy bạn hãy theo dõi cách chăm sóc dưới đây để trang bị cho mình kiến thức chăm sóc chuẩn và phát hiện những căn bệnh của nó để điều trị kịp thời nhé.


I. CHĂM SÓC SẦU RIÊNG NĂM ĐẦU TIÊN

1. CÁC BƯỚC CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU KHI TRỒNG

Sau khi đã trồng cây xong trong vòng 1 tuần đầu tiên chỉ tưới nước để giữ ẩm cho cây sầu riêng quen với môi trường mới chưa cần phải bón phân, sau thời gian đó chúng ta sẽ tiến hành chăm sóc các bước cụ thể như sau.


Bước 1: Khi cây con được 7 ngày tuổi lúc này cây cũng đã quen với môi trường mới ta bắt đầu bón phân hữu cơ xung quanh gốc và cách góc khoảng 20cm, nếu có công ngâm phân ra tưới thì càng tốt. phân hữu có thể là phân chuồng tự ủ hoặc mua phân vi sinh tùy vào điều kiện của mỗi người.

  •  Phân vi sinh, phân nở: Bón 0,5kg/gốc
  •  Phân chuồng tự ủ: Bón 2-3kg/gốc

Bước 2: Cây bước sang 8 ngày tuổi tức là 1 ngày sau khi bón phân hữu cơ ở bước 1 thì mua Humic pha nước tưới cho cây khoảng 10gram/1 gốc. Có thể gộp vào bước 1 trộn chung với hữu cơ bón luôn một lần nếu bạn không có công, nhưng bón riêng được thì vẫn tốt hơn nhé.


Bước 3: Sau khi bón phân hữu cơ và tưới humic được 10 ngày thì ngâm phân NPK 20-20-15 tưới cho cay 50gram/gốc.


Bước 4: Sau khi bón phân hữu cơ và tưới humic được khoảng 10-15 ngày (tính từ bước 1) cây sẽ xuất hiện đọt non như mũi giáo thì mua thuốc rầy về phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

Khi cây ra lá non nếu thấy xuất hiện bệnh do nấm, vi khuẩn thì pha chung với thuốc rầy phun chung.

Đến khi lá lụa thì phun thêm Đạm Cá cho cây theo công thức: 0,5 lít đạm cá 200 lít nước để giúp lá phát triển tốt hơn xanh dày.


2. CHU KÌ CHĂM SÓC

Sau khi hoàn thành 4 bước như ở phần trên có nghĩa là xong 1 chu kỳ, từ lúc này cho đến đủ 3 tháng tính từ lúc bón hữu cơ chỉ tưới nước giữ ẩm cho cây mà không cần bón thêm.


Sau 3 tháng tính từ lần bón đầu tiên thì lại bắt đầu từ bước 1 của chu kỳ. Như vậy 1 năm 12 tháng sẽ có 4 chu kỳ 4 lần bón hữu cơ và humic, 4 lần bón NPK, 4 lần cây ra đọt tập trung.



II.CHĂM SÓC SẦU RIÊNG THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

1. CHĂM SÓC

TƯỚI NƯỚC: Sầu Riêng là cây ưa độ ẩm vừa phải nên vào mùa khô phải tưới nước giữ ẩm cho cây và chia làm nhiều lần tưới với độ ẩm vừa phải không nên tưới 1 lần đẫm quá cây dễ bị sốc nước, vào mùa mưa phải tạo mương thoát nước tốt không để đọng nước trong vườn.


Hạn chế tưới nước lên lá vì tưới trực tiếp lên lá dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, tốt nhất là đối với cây sầu riêng thì phải lắp đặt hệ thống tưới béc gốc.


LÀM CỎ: Không nên sử dụng thuốc diệt cỏ dưới bất kỹ hình thức nào. chỉ làm sạch cỏ cách gốc sầu khoảng 20cm còn bên ngoài để cỏ kiểm soát tốt là được.


TỈA CÀNH TẠO TÁN: Xác định cành và nhánh cần cắt bỏ như cành mọc đứng và cành mọc bên trong tán, cành ốm yếu sâu bệnh cần được cắt bỏ đi. Cành mọc sát đất cũng phải cắt bỏ luôn, chỉ nên giữ lại những cành cây ở độ cao chừng khoảng 1m so với mặt đất. Tỉa thành nhiều lần tránh tỉa 1 lần nhiều quá cây rất dễ bị sốc.


Đối với những cây phân tán không đều, cành mọc hình quạt giấy có thể dùng dây ghép để buộc trên ngọn để ức chế sinh trưởng ngọn giúp cây có thể phân tán ( dùng dây ghép buộc thắt lại đầu ngọn – cách đỉnh ngọn 10 đến 12 cm, cẩn thận đừng để gãy ngọn, 2-3 tháng sau tháo dây)


2. BÓN PHÂN

Quy trình chăm sóc và bón phân giai đoạn này cũng giống năm đầu tiên như tôi đã đề cập ở phân trên nhưng  cần tăng thêm lượng phân bón tùy theo độ lớn nhỏ của cây. Phun nhện đỏ vào mùa nắng nóng. Lưu ý khí bón phân không được bón sát gốc cây.


3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây sầu riêng rất dễ mắc các bệnh như  cháy lá chết ngọn, đốm lá, vàng lá thối rễ, thán thư... bạn cần phải đi thăm vườn thường xuyên phát hiện kịp thời đề còn có biện pháp tròng trị tránh tình trạng để bệnh quá nặng thì không còn kịp nữa.


Để biết sầu riêng hay mắc các loại sâu bệnh nào và phương pháp phòng trị chi tiết thì bạn có thể xem thêm tại chuyên mục Sâu Bệnh Hại https://www.thanbinh.com/search/label/sau-benh. Chúc bạn có 1 vườn cây xanh tốt và khỏe mạnh!


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VƯỜN SẦU RIÊNG PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH

Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm