Nhện Đỏ - Kẻ Hủy Diệt Ẩn Mình Dưới Tán Lá Sầu Riêng: Bí Quyết Phát Hiện và Phòng Tránh

Đặc điểm nhận biết nhện đỏ:

Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,35mm), màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó quan sát bằng mắt thường.



Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, gây hại bằng cách ăn biểu bì lá. Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá non và cả lá già, sống và chích hút ở 2 mặt lá (mặt dưới nhiều hơn). 


Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết.


Nếu mật số cao nhện cũng gây hại trên vỏ trái làm vỏ sần sùi, màu vỏ xấu.


Một nhện cái có thể đẻ 20 – 50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.


Thời tiết càng nắng nóng hay càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn khiến cho mật số nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.


Biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng:

- Biện pháp canh tác:

Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng, không trồng dày.


Bón phân cân đối, bón tập trung để đọt non ra đồng loạt. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.


Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước lên tán lá tạo ẩm độ cao.


Thường xuyên kiểm tra bộ lá cây (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.


Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.


- Biện pháp hóa học:

Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa, nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện nhưng phải để ý đến quần thể thiên địch.


+ Phun các thuốc có hỗn hợp hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…


- Nếu vườn thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ.


- Lưu ý cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn. Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại lờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.


Tham khảo 1 số hoạt chất đặc trị nhện đỏ: Hexythiazox, Fenbutatin oxize, Propagite, Fenpyroximate, Spirodiclofen, Etoxazole,...alert-info

Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm